Tin tức Câu hỏi thường gặp
Những quy định liên quan đến vấn đề pháp lý của Cổng 1400 15/07/2014 10:55

Các câu hỏi thường gặp của các tổ chức từ thiện, các cá nhân có tấm lòng hảo tâm khi tìm hiểu về Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia.

  • 4196 Xem

I. Quy trình cấp đầu số 140x dành cho các cơ quan, tổ chức hoạt động ủng hộ

1. Hồ sơ bao gồm:

1.1. Đơn đề nghị tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 (theo mẫu);

1.2.  Bản sao có chứng thực văn bản hợp pháp chứng minh tổ chức vận động quyên góp đáp ứng điều kiện quy định tại Thông tư 09/2015/TT-BTTTT ngày 24/4/2015 của Bộ Thông tin & Truyền thông (nếu gửi qua đường bưu chính), hoặc bản sao (cầm theo bản gốc để đối chiếu nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ nhận hồ sơ) Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;

1.3.  Báo cáo kết quả giải ngân đợt vận động ủng hộ đã thực hiện qua Cổng 1400 trước đó (nếu có) (theo mẫu).

1.4  Kế hoạch tổ chức đợt vận động ủng hộ, bao gồm tối thiểu các nội dung sau: (theo mẫu)

a) Mục đích đợt vận động ủng hộ;

b) Thời gian bắt đầu và kết thúc đợt vận động ủng hộ;

c) Phương án sử dụng số dịch vụ nhắn tin và giá trị ủng hộ của tin nhắn;

d) Kế hoạch truyền thông cụ thể để vận động người dân và các thuê bao viễn thông tham gia hoạt động ủng hộ.

e) Kế hoạch sử dụng nguồn thu sau khi kết thúc đợt vận động ủng hộ.

Một số lưu ý:

- Hồ sơ (là bản chính), gửi trước tối thiểu 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến phát động chiến dịch vận động, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện.

- Đối với các chương trình phục vụ sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước thì phải gửi hồ sơ đến Cục Viễn thông trước tối thiểu 20 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến phát động chiến dịch vận động.

2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cổng 1400 có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đăng ký; ra Quyết định mở Cổng 1400 phục vụ đợt vận động ủng hộ và gửi Quyết định mở Cổng 1400 cho cơ quan chủ trì tổ chức đợt vận động ủng hộ và các doanh nghiệp viễn thông có liên quan.

- Trường hợp từ chối đề nghị mở Cổng 1400, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện có văn bản trả lời cơ quan chủ trì tổ chức hoạt động ủng hộ và nêu rõ lý do từ chối.

- Đối với hồ sơ đề nghị sử dụng Cổng 1400 vào mục đích phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Vục Viễn thông có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định, Trên cơ sở chấp thuận của Bộ Thông tin & Truyền thông, Cục Viễn thông ra Quyết định mở Cổng 1400 phục vụ đợt vận động ủng hộ đó và gửi Quyết định mở Cổng 1400 cho cơ quan chủ trì tổ chức đợt vận động ủng hộ, các doanh nghiệp viễn thông có liên quan và Tổng công ty VTC.

II. Các cơ quan, tổ chức nào được phép đăng ký mở Cổng 1400?

- Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn, thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có phạm vi hoạt động toàn quốc theo quy định của pháp luật;

- Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động toàn quốc theo quy định của pháp luật;

- Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông và phải có kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp.

III. Vào đâu để xem số liệu tin nhắn và số tiền ủng hộ của mỗi chiến dịch?

- Cách 1: Tại Trang chủ Website: 1400.vn, số lượng tin nhắn tương ứng với số tiền của mỗi chương trình đang thực hiện được hiển thị và cập nhật liên tục tại góc phải giao diện Website.

- Cách 2:Truy cập vào website 1400.vn, chọn mục Kết quả chiến dịch, sau đó chọn Đang thực hiện/ Đã thực hiện rồi chọn tên chương trình cần xem.

IV. Quy định về việc sử dụng nguồn đóng góp tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng?

1.  Nguyên tắc phân phối, sử dụng:

-  Căn cứ mức độ thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra;

-  Căn cứ các nguồn đóng góp tự nguyện và kết hợp với nguồn của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng (không qua tiếp nhận của Ban Cứu trợ); 

-  Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (chủ trì), phối hợp với các cơ quan liên quan quy định tại khoản 2 Điều 9 tiến hành cuộc họp, phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ theo nguyên tắc thống nhất; đảm bảo mức hỗ trợ hợp lý giữa các tỉnh, giữa các huyện trong tỉnh; giữa các xã trong huyện; giữa các ngành bị thiệt hại trong từng đợt bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giữa các đợt bị thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng; giữa cá nhân, hộ gia đình bị nạn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng với các đối tượng chính sách xã hội.

2. Đối tượng được hỗ trợ

Nạn nhân, thân nhân của nạn nhân (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con) bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng trong các trường hợp như: ngư dân trên biển gặp bão, áp thấp nhiệt đới; nạn nhân bị bão, động đất, lở đất, lở núi, lũ cuốn, lũ quét, lốc cuốn, mưa đá, hoả hoạn, tai nạn lao động do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng...

3. Nội dung chi cho công tác cứu trợ

- Hỗ trợ khẩn cấp: cứu đói, cứu rét (lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh...), cấp cứu người bị thương, hỗ trợ tiền mai táng đối với gia đình có người chết; thăm hỏi gia đình có người bị nạn; hỗ trợ xây dựng nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân;

- Hỗ trợ có tính chất lâu dài: sau khi đã sử dụng nguồn cứu trợ để chi hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này mà kinh phí còn dư, Ban Cứu trợ các cấp quyết định sử dụng kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ có tính lâu dài phù hợp với khả năng nguồn cứu trợ của địa phương, cụ thể:

- Hỗ trợ kinh phí cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân có lao động chính bị chết để mua hoặc sửa chữa công cụ, phương tiện sản xuất chủ yếu bị mất, hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra để tiếp tục sản xuất;

- Hỗ trợ giống, phân bón phục vụ cho sản xuất;

- Hỗ trợ kinh phí để xoá nhà tạm (nếu còn) cho những gia đình bị nạn; có chính sách ưu tiên trợ cấp xã hội hàng tháng cũng như lâu dài đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là các nạn nhân, thân nhân của người bị nạn không còn nơi nương tựa, không còn khả năng lao động.

- Nguồn cứu trợ tiếp nhận được qua từng đợt huy động chưa sử dụng hết được sử dụng cho các nhiệm vụ khắc phục hậu thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng của đợt sau. Trường hợp cuối năm kinh phí cứu trợ còn số dư trên tài khoản đóng góp được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.

- Việc quản lý tài chính, chế độ báo cáo của mỗi chương trình được thực hiện như thế nào?

* Chậm nhất 90 ngày sau khi thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra, Ban Cứu trợ cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương về số tiền, hàng đã huy động được và số tiền, hàng đã sử dụng, chi cho từng mục tiêu (cứu trợ dân sinh, xử lý môi trường...); số tiền, hàng còn dư (nếu có). Ban Cứu trợ cấp tỉnh quy định thời gian báo cáo đối với cấp huyện và cấp xã.

* Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị được hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo chế độ tài chính hiện hành cho cơ quan tài chính cùng cấp. Các khoản thu, chi khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng từ nguồn đóng góp được thực hiện ghi thu, ghi chi quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 

Cổng 1400
các tin khác
chương trình đang thực hiện
gửi thư góp ý
Gửi góp ý